Duclongmobile11a8.xtgem.com
rating
5 mẹo nhỏ chống đau lưng -
Những nghiên cứu gần đây
cho thấy sinh hoạt và lối
sống ảnh hưởng lớn tới sức
khỏe. Ví như khi thường
xuyên làm việc với web hoặc
xuống phố trên những đôi
giày cao gót thì rất có thể bạn
sẽ sớm gặp các vấn đề về
lưng. Vậy phải làm thế nào?
Đừng quá nghiêm trang “Một
điệu bộ đúng không có
nghĩa là đứng nghiêm như
người lính bởi như thế vô
hình chung đã tạo sức ép cho
xương sống. Thay vào đó,
hãy thả lỏng cơ thể với thế
đứng vững vàng (không
xoắn 2 chân vào nhau, 2
chân hơi cách nhau, thành
hình chữ V). Khi phải đứng
lâu, nên đặt một chân lên vật
cao hơn một chút và thỉnh
thoảng đổi chân", Th.S
AthurWhite, nhà phẫu thuật
cột sống đồng thời là tác giả
cuốn Các quy tắc đi đứng bật
mí. Để tạo thành thói quen,
bạn nên “để ý” đến dáng
đứng của mình khi đang chờ
đợi, nói chuyện hay khi đang
trong thang máy… Chú trọng
tới bàn chân Bàn chân bị uốn
cong quá mức (đi giày cao
gót) hay tiếp xúc quá nhiều
với mặt đất (chân đất, đi giày
bệt) cùng với một số yếu tố
khác sẽ ngấm ngầm làm
hỏng dáng đi của bạn và
dẫn tới chứng đau lưng mãn
tính. Phụ nữ thuộc nhóm đối
tượng đặc biệt dễ bị tổn
thương với tỉ lệ bệnh tật có
nguồn gốc từ đôi chân cao
gấp 4 lần so với nam giới.
Không gì khác, thủ phạm số
1 của tình trạng này chính là
những đôi giày cao gót. Các
bác sỹ thống nhất rằng với
những đôi giày đặt, đúng
kích cỡ sẽ cải thiện được hầu
hết các rắc rối kể trên. Tất
nhiên, bạn vẫn có thể đi giày
cao gót trong các buổi họp
hoặc các bữa tiệc nhưng để
đi dạo, hãy chọn những đôi
giày mềm và giúp bạn thoải
mái (gót không cao quá 4cm
và các kiểu giày xuồng
không cao quá 5cm) Đi bộ
đúng cách Các nghiên cứu
chỉ ra rằng: đi bộ giúp giảm
nhẹ các cơn đau lưng nhưng
nếu dáng điệu không đúng
thì đi bộ sẽ phản tác dụng. Ví
như vác nặng một bên hoặc
khom lưng khi đi bộ sẽ gây
ra chứng đau lưng kinh niên.
Nhà vật lý trị liệu Shery
Brouman (Los Angeles,
Caliornia), một chuyên gia
“chỉnh dáng” để chữa các
vấn đề lưng khuyên: thả
lỏng gối và chú ý vào việc
“đánh” hông. Mông thả lỏng
nhưng bụng lại thót vào
(không quá chặt). Bước đi
giống như khiêu vũ, tức là
gót chân phía trước chạm vào
mũi của của bàn chân phía
sau tập trung lắc xương sườn
và xương chậu, buông lỏng
cơ mông và thóp bụng
(không quá chặt). Cố gắng
để sao cho có cảm giác thăng
bằng, không quá cứng nhắc
và không tạo quá nhiều sức
ép lên gót chân. Mỗi ngày
nên tập ít nhất 4 lần, mỗi lần
5 phút cho đến khi có được
dáng điệu thật tự nhiên. Tạo
vẻ thanh thoát Đôi khi bạn
phải mang vác những thứ
quá với sức lực của bản thân
như cõng đứa trẻ chỉ mới
biết đi hay vác một máy tính
xách tay leo tầng và cả việc
tham gia một số môn thể thao
yêu thích... đều sẽ khiến các
cơ bắp bị kéo căng quá mức.
Giải pháp tốt nhất là “sẻ việc”
đều cho cả 2 vai và hông.
Tức là khi phải vác vật gì đó
trên vai hay ôm ngang hông,
hãy chuyển chúng từ vai trái
sang vai phải rồi lại chuyển
sang vai trái… sau mỗi quãng
đường hay khoảng thời gian
nhất định. Ngoài ra, hãy cố
gắng “ép” vật đang mang
càng sát người càng tốt.
Năng vận động, ít ngồi yên
Nếu như phần lớn thời gian
làm việc, “lướt” web và xem ti
vi mỗi ngày chỉ là ngồi thì đó
thực sự là kẻ thù của lưng.
Một nghiên cứu có tính bước
ngoặt tại Thụy Điển cho thấy
ngồi đúng tư thế sẽ giúp
tăng cường sức chịu đựng
của cột sống lên tới 140% tư
thế ngồi thẳng lưng so với
đứng thẳng, còn ngồi thụm
xuống là 185%. Nguyên tắc
ngồi đúng: Tạo thành một
đường thằng từ đầu đến vai,
từ vai đến hông, sao cho
trọng tâm cơ thể rơi vào
phần xương cụt. Hai bàn
chân đặt trên sàn nhà với
phần đầu gối gập vuông
góc. Tất nhiên là bạn không
thể ngồi liên tục như vậy
trong suốt cả ngày hay ít hơn
là vài tiếng. Bạn nên đổi tư
thế cứ sau 40 - 60 phút để
ngăn ngừa cảm giác căng
mỏi nhưng tốt nhất là đứng
lên và vươn người, lắc cổ, bẻ
cằm, gập lưng và vặn hông.


Teya Salat